Thị trường BĐS Việt hưởng lợi gì khi gia nhập TPP?
Việc nới lỏng luật nhà ở cho người nước ngoài cùng với việc gia nhập TPP sẽ khiến cho các dự án nhà ở hút khách. Dự án tiêu biểu phải kể đến
Khái niệm TPP
Như vậy, TPP là gì? Đây là câu hỏi mà không ít người đang đặt ra khi nghe tin Việt Nam quyết định gia nhập hiệp hội này.
TPP là gì?
TPP là viết tắt của cụm từ Trans-Pacific Partnership Agreement (Dịch là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương). Đây là một hiệp định và thỏa thuận thương mại tự do được thống nhất giữa 12 quốc gia với mục đích chính đó là việc hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mục tiêu chính mà TPP hướng đến là việc xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho các loại hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trong hội. Thêm vào đó, TPP sẽ đóng vai trò thống nhất nhiều điều luật, bao gồm việc: sở hữu trí tuệ, chất lượng các loại thực phẩm hay an toàn lao động. Đặc biệt đối với thị trường bất động sản (BĐS) tại Việt Nam, việc gia nhập TPP sẽ giúp thị trường này có những bước tiến rõ rệt.
TPP ảnh hưởng gì đến nền BĐS trong nước?
Việt Nam gia nhập TPP đồng nghĩa với việc loại bỏ các hàng rào thuế quan, tăng cường trao đổi hàng hóa và các loại dịch vụ, thống nhất lao động và các vấn đề sở hữu trí tuệ. Do vậy, TPP đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các khối doanh nghiệp xuyên biên giới đồng thời cũng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế trong nhóm 12 thành viên. Vậy TPP có ảnh hưởng gì tới nền BĐS trong nước hay không? Câu trả lời đưa ra đó là việc gia nhập TPP khiến cho nền BĐS được tác động tích cực.
Tác động tích cực của TPP đến nền BĐS trong nước
Đơn cử là việc các loại mặt bằng văn phòng cho thuê, mặt bằng khu công nghiệp, đất nền khu công nghiệp sẽ trở thành điểm nóng của toàn thị trường BĐS doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, thúc đẩy cơ hội đầu tư của các tập đoàn lớn vào Việt Nam.
BĐS công nghiệp tiếp tục được gia tăng
Theo đó, các chuyên gia BĐS đều có chung một nhận định về nhu cầu sử dụng bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục được củng cố và gia tăng nhanh chóng.
– Không chỉ nhu cầu cho thuê mặt bằng tăng lên mà số lượng cư dân có khả năng mua các loại hình BĐS như nhà ở, căn hộ trung cấp, căn hộ cao cấp cũng sẽ tăng lên. Thêm vào đó, nhu cầu mua sắm cao cấp và các hạng mục liên quan cũng sẽ được các đối tượng người nước ngoài và người dân có thu nhập cao hơn sẽ quan tâm.
– Nhu cầu về cho thuê văn phòng chất lượng quốc tế cũng tăng theo khi các Tập đoàn công nghiệp thúc đẩy tìm kiếm các không gian văn phòng chất lượng tại trung tâm thành phố.
– Tốc độ đô thị hoá đang “chững lại” tại các thành phố lớn và nhỏ sẽ được phá bỏ, thay vào đó là tốc độ vốn có của nó, người lao động nông nghiệp tìm đến nhiều hơn tại các khu công nghiệp để làm việc.
– Ngoài ra, trong những thập kỷ tiếp theo tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay sẽ được tạo điều kiện để phát triển đồng bộ.
– Giá đất có khả năng tăng bởi nhu cầu sử dụng đất công nghiệp và nguồn cung đất tiêu chuẩn đang bị hạn chế sẽ khiến giá đất thay đổi. Đặc biệt là tại những khu vực có quỹ đất lớn như: Bình Dương, Đồng Nai và Long An.
– Việc nới lỏng luật nhà ở cho người nước ngoài cùng với việc gia nhập TPP sẽ khiến cho các dự án nhà ở hút khách. Dự án tiêu biểu phải kể đến như: Eco Green City (Hà Nội), Khu căn hộ Sunrise Riverside (TP Hồ Chí Minh), Khu đô thị Ven Sông Vàm Cỏ (Long An)…
Dự đoán tương lai của TPP với nền BĐS
Với tình hình hiện nay, rất khó để chúng ta có thể đánh giá được chính xác về những tác động của TPP đối với thị trường BĐS Việt Nam. Nhưng với những gì mà TPP mang đến thì những lợi ích tích cực sẽ tiếp tục được phát triển trong bối cảnh nền kinh tế đang chuẩn bị vào quỹ đạo. Khách thuê mặt bằng công nghiệp trong những năm tới được dự đoán sẽ gia tăng tại Việt Nam để tận dụng lợi thế của TPP và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang tham gia cùng TPP.
Do đó, có một sự thật rằng với những tác động lâu dài của TPP, thị trường bất động sản sẽ có một thái độ rất tích cực đối với các sản phẩm liên quan.
Leave a Reply